Giải đáp thắc mắc về Visa định cư tại Hoa Kỳ

Ở bài viết trước Công ty tư vấn du học Đăng Quang đã hướng dẫn các bạn tiến trình xin visa định cư tại Mỹ hiệu quả. Hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn những thắc mắc mà các bạn thường gặp phải khi xin visa định cư tại Hoa Kỳ.

1/Hồ sơ của tôi có thể được giải quyết nhanh và xếp lịch phỏng vấn sớm không?

Do số lượng hồ sơ phải giải quyết rất nhiều và để đảm bảo công bằng cho tất cả các đương đơn, chúng tôi không thể xếp lịch phỏng vấn ngoài trật tự bình thường ngoại trừ khi hồ sơ có lý do khẩn cấp cần phải được sang Hoa Kỳ sớm. Nếu quí vị có lý do khẩn cấp, vui lòng gởi thư yêu cầu giải quyết nhanh hồ sơ kèm theo những bằng chứng để chứng minh lý do xin giải quyết khẩn tại đây. Trưởng phòng Thị thực định cư sẽ xem xét đơn yêu cầu của quí vị.

2/Tôi có thể được phỏng vấn trước khi ngày ưu tiên hồ sơ đến lượt giải quyết không?

Chúng tôi không thể giải quyết tiến trình xin thị thực cho các hồ sơ chưa đến lượt giải quyết. Không có điều luật nào cho phép giải quyết hồ sơ chưa đến lượt, cho dù vì lý do nhân đạo. Chúng tôi sẽ sẽ xếp lịch phỏng vấn khi hồ sơ đến lượt giải quyết. Quí vị có thể tham khảo thông tin về ngày ưu tiên trên trang web của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại website sau đây.

Visa định cư tại Hoa KỳVisa định cư tại Hoa Kỳ

3/Tôi có thể tìm kiếm thêm thông tin về thủ tục và mẫu đơn điện tử DS-260 ở đâu?

Để biết câu trả lời cho những thắc mắc thường gặp về mẫu đơn DS-260, xin truy cập vào trang DS-260 FAQs bằng cách nhấp vào đây.

4/Tôi có thể được thông báo ngày phỏng vấn qua thư điện tử không?

Chúng tôi rất tiếc không thể gởi thông báo về phỏng vấn của đương đơn qua thư điện tử. Theo quy định chung được áp dụng toàn cầu, đương đơn được thông báo về phỏng vấn bằng thư gởi đường qua bưu điện. Đương đơn có nhiệm vụ thông báo với chúng tôi địa chỉ hiện tại chính xác. Nếu đương đơn muốn đổi địa chỉ nhận thư, vui lòng cập nhật thông tin tại đây.

5/Tôi có cần phải dịch các giấy tờ cá nhân để chuẩn bị cho phỏng vấn xin thị thực?

Tất cả những giấy tờ không bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt cần phải được đính kèm bản dịch tiếng Anh có công chứng ghi rõ “Bản dịch chính xác” và do “văn phòng/người có chức năng dịch thuật” thực hiện. Trong một số trường hợp đặc biệt, một số giấy tờ bằng tiếng Việt cũng có thể được yêu cầu dịch sang tiếng Anh.

6/Tôi không nhận được hồ sơ hướng dẫn nộp đơn xin thị thực/Hướng dẫn phỏng vấn mà Lãnh sự gởi. Làm thế nào để tôi nhận lại một bộ khác?

Quí vị có thể truy cập vào Website tại đây để xem bản điện tử của bộ Hồ sơ Hướng dẫn nộp đơn xin thị thực và bộ Hồ sơ hướng dẫn phỏng vấn. Bản sao cũng có giá trị như bản gốc. Nếu đương đơn vẫn chưa nhận được thư mời phỏng vấn, đương đơn có thể liên hệ với văn phòng chúng tôi để nhận thư mời.

7/Làm thế nào để xin phiếu Lý lịch Tư Pháp số 2?

Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 được cấp bởi Sở Tư Pháp tỉnh/ thành phố nơi đương đơn đang sinh sống hoặc nơi đương đơn cư trú hợp pháp theo Hộ khẩu và mất khoảng 10 ngày để hoàn tất. Đương đơn phải đích thân yêu cầu phiếu Lý lịch Tư Pháp số 2 và không thể ủy quyền cho người khác thay mặt đương đơn xin phiếu này.

Nếu sống tại TP. Hồ Chí Minh, đương đơn có thể liên hệ Sở Tư Pháp tại 143 Pasteur, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Để biết thêm thông tin về Lý lịch tư pháp, vui lòng tham khảo trang web tại đây.

8/Làm thế nào để xin lại giấy khai sinh?  Nếu không xin lại được, tôi phải làm gì?

Trong trường hợp không thể xin lại được giấy khai sinh tôi phải làm gì? Những người sinh ra tại Việt Nam phải liên hệ với văn phòng Uỷ ban Nhân dân địa phương nơi người đó được sinh ra – nơi mẹ của đương sự đã sống theo địa chỉ trong Hộ khẩu. Ủy ban Nhân dân địa phương có thể cấp bản sao của giấy khai sinh cho đương sự dưa trên những dữ liệu của giấy khai sinh gốc. Hoặc, văn phòng Ủy ban Nhân dân địa phương có thể cấp “Trích lục” của thông tin về việc khai sinh trên dữ liệu của họ cho đương sự. Nếu quí vị không thể có được khai sinh vì lý do hồ sơ đã hủy hay cơ quan nhà nước không cấp, đương đơn phải nộp giấy tuyên thệ được phòng hộ tịch địa phương xác nhận và các bằng chứng khác về việc khai sinh của mình như sổ hộ khẩu cũ, học bạ, hay giấy rửa tội.

9/Tôi bệnh Viêm gan Siêu vi B. Vậy tôi có được cấp thị thực định cư không?

Viêm gan Siêu vi B không phải là bệnh làm cho đương đơn không đủ điều kiện được cấp thị thực dựa trên lý do sức khỏe. Tuy nhiên, tất cả các đương đơn xin thị thực định cư Mỹ được yêu cầu phải chứng minh được mình sẽ không trở thành gánh nặng xã hội Mỹ nếu như được cấp thị thực. Viên chức phỏng vấn sẽ xem xét hồ sơ sức khỏe tại buổi phỏng vấn. Nếu viên chức Lãnh sự cần thêm thông tin, đương đơn sẽ nhận được yêu cầu bằng thư ghi rõ những giấy tờ nào cần phải nộp.

10/Người mở hồ sơ bảo lãnh cho tôi hiện không có việc làm? Người đó có cần phải nộp đơn Bảo trợ Tài chánh không?

Cần. Người bảo lãnh cần phải nộp đơn Bảo trợ Tài chánh I-864 theo điều khoản 213(A) của Luật Di trú và Nhập tịch. Nếu không có mẫu đơn bảo trợ tài chánh của người bảo lãnh, viên chức Lãnh sự không thể cấp thị thực cho đương đơn đang có nhu cầu du học Mỹ hoặc làm việc tại Mỹ. Qui định này áp dụng cho tất cả các trường hợp, ngay cả khi người bảo lãnh không làm việc hay làm việc nhưng không đủ thu nhập bảo lãnh tài chánh. Trong trường hợp đó, người bảo lãnh cần có thêm người cùng tài trợ hồ sơ. Người cùng tài trợ sẽ làm mẫu đơn I-864, hoặc nếu ở cùng nhà với người bảo lãnh thì sẽ làm mẫu Form I-864A. Các mẫu I-864 hay I-864A đều phải được đi kèm với bằng chứng về tình trạng cư ngụ hợp pháp tại Hoa Kỳ như bản sao khai sanh, hộ chiếu, giấy nhập tịch, thẻ thường trú nhân, giấy thuế hoàn chỉnh của năm gần nhất, bằng chứng về công việc hiện thời như giấy lãnh lương, giấy xác nhận việc làm có ghi mức lương. Nếu người bảo lãnh không làm việc, điều đó cần được thể hiện trên đơn I-864 của người bảo lãnh. Nếu chưa khai thuế vì bất kỳ lý do gì, người bảo lãnh cần phải giải thích bằng thư lý do vì sao. Vui lòng xem thêm thông tin liên quan tại trang web của Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ tại đây.

Leave a Comment